Chi tiết bài viết

Phương Pháp học Toán dạy trẻ tính nhẩm nhanh


Tính nhẩm nhanh với phép tính nhân

Nhân với số 10: Khi nhân bất kỳ số nào với 10 chỉ cần viết lại số đó rồi thêm 0 đằng sau.

Nhân với số 5: Kết quả của phép nhân một số với 5 luôn là một số có kết thúc bằng 5.

Nhân với số 11: Một vài quy tắc nhân nhẩm số có 2, 3, 4 chữ số với 11 như sau:

2 chữ số nhân với 11: AB x 11 = A | A + B | B

3 chữ số nhân với 11: ABC x 11 = A | A +B | B+C | C

4 chữ số nhân với 11: ABCD x 11 = A| A+B | B+C | C+D | D

Ví dụ: 27 x 11 = 2 | 9| 7 = 297.

4756 x11 = 4| 11| 12| 11 | 6 = 52316

Nhân với số 15: Khi nhân một số với 15, ta nhân số đó với 10 rồi cộng với một nửa kết quả đó. Chẳng hạn: 45 x 15, ta thực hiện phép tính 45 x 10= 450. Sau đó lấy 450 + 225= 675.

Phương pháp hình con bướm

Phương pháp hình con bướm áp dụng cho phép cộng trừ phân số. Để thực hiện phương pháp hình con bướm, chúng ta tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Đặt các phân số bên cạnh nhau, sau đó vẽ hai cánh bướm theo đường chéo nối từ tử số của phân số này với mẫu số của phân số kia. Vẽ hai cái râu trên mỗi cánh bướm.

Bước 2: Tiến hành nhân các số trong mỗi cánh bướm lại với nhau và viết kết quả theo thứ tự lần lượt từ trái sang phải trên mỗi râu của con bướm.

Bước 3: Nhân hai mẫu số của hai phân số lại với nhau, kết quả viết xuống dưới phần thân bướm.

Bước 4: Nếu là phép cộng, ta cộng kết quả ghi trên phần râu bướm sẽ được tử số, phân số sẽ là con số đã ghi ở thân bướm. Nếu là phép trừ, ta lấy số đầu tiên trên râu bướm trừ đi số thứ 2, phân số là số ghi ở thân bướm.

Dạy trẻ tính nhẩm bằng hình con bướm

Hình vẽ minh họa phương pháp tỉnh nhẩm theo hình con bướm

Tính nhẩm với bảng cửu chương nhân với 9


Trong bảng cửu chương, bảng nhân 9 tuân theo mỗi quy luật đặc biệt. Để tính bội số của 9, bạn chỉ cần nhớ rằng hàng chục tăng lên từ 0 - 9 và hàng đơn vị giảm dần từ 9 - 0, tổng của chúng luôn bằng 9. Đây là cách tính nhẩm nhanh phép nhân với số 9 được nhiều học sinh áp dụng khi học.

Tính nhẩm nhanh bảng cửu chương 9

Phương Pháp học Toán dạy trẻ tính nhẩm nhanh

Tính nhẩm nhanh bằng bảng cửu chương 9

Cộng trừ từ phải sang trái

Thông thường khi thực hiện tính toán trên giấy, các bé được dạy áp dụng theo thứ tự từ trái qua phải. Nhưng khi tính nhẩm, sẽ dễ dàng hơn nếu chúng ta thực hiện ngược lại tức là từ phải qua trái. Bắt đầu với các giá trị lớn nhất làm cho nó thêm trực quan và dễ dàng hơn để tìm ra.

Chẳng hạn với phép tính 58 + 26, hãy bắt đầu với cột đầu tiên và tính 50 + 20 = 70, sau đó 8 + 6 = 14, cộng lại là 84.

Cách tính nhẩm với đôi bàn tay


Cách tính nhẩm với đôi bàn tay là một phương pháp được khá nhiều người sử dụng. Giai đoạn đầu tiên của phương pháp trên là giúp bé nhận biết và nhớ được vị trí các con số trên bàn tay. Quy ước hàng đơn vị nằm ở tay phải, hàng chục nằm ở bàn tay trái. Cụ thể số 1 là ngón trỏ tay phải, số 2 là ngón giữa tay phải, số 3 là ngón nhẫn tay phải, số 4 là ngón út tay phải, số 5 là ngón cái tay phải. Làm tương tự với bàn tay trái. Mở rộng phạm vi đến 100, số 10 là ngón trỏ tay trái, 20 là ngón giữa tay trái…. đến 50 là ngón cái tay trái, số 60 lại là ngón trỏ tay trái… tương tự đến 90 là ngón út tay trái.

Giai đoạn thứ hai, bé bắt đầu tính nhẩm nhanh theo nguyên tắc: Chữ số hàng đơn vị là số nào thì gập ngón tay tương ứng với số đấy. Ở bên trái ngón gập xuống, đếm xem có bao nhiêu ngón tay thì đó là số hàng trăm; ngón gập đọc là 0 chỉ hàng chục; bên phải ngón gập có bao nhiêu ngón tay thì đó chính là con số hàng đơn vị trong dãy số kết quả.

Dạy trẻ cách tính nhẩm nhanh bằng ngón tay

Phương Pháp học Toán dạy trẻ tính nhẩm nhanh

Hình ảnh minh họa cách tính nhẩm bằng ngón tay

Tuy nhiên, cách tính nhẩm cộng trừ bằng tay này có rất nhiều bất cập khi áp dụng vào thực tế.

  • Thứ nhất, đây là phương pháp phản giáo dục. Khi bé bắt đầu đi học chính quy, các quy ước về biểu hiện số qua ngón tay theo phương pháp này sẽ đi ngược với quy ước thông thường trên trường lớp. Ví dụ bé giơ 5 ngón tay ở tay trái, ở trường học thông thường sẽ là số 5, nhưng theo phương pháp này sẽ là 9. Điều này sẽ rất dễ khiến bé nhầm lẫn, khiến việc học khó khăn.
  • Thứ 2, phương pháp này chỉ có tác dụng tính toán nhanh, giống như một dạng mẹo tính, chứ không đi sâu vào bản chất toán học, không giải thích được lý do tại sao thu được kết quả tính. Do đó, phương pháp này không có tác dụng kích thích phát triển tư duy và não bộ.
  • Hiện nay, có khá nhiều trung tâm dạy toán tư duy sử dụng phương pháp này để dạy trẻ cách tính nhanh. Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp đối phó, đánh mạnh vào mong muốn thực dụng của một số phụ huynh muốn con tính nhanh, chứ không thực chất giúp trẻ giỏi toán từ gốc rễ.
  • Có thể nói cho con học theo phương pháp này mang tới nhiều tác hại hơn lợi ích. Do đó, các phụ huynh cần cân nhắc kỹ càng và tốt nhất không dạy cho trẻ nhỏ phương pháp này.

Cách tính phân số
Cách tính này áp dụng cho phép nhân một số tự nhiên với một phân số.

Ví dụ phép tính ¾ x 24, kẻ một đường từ số 4 đến 24, 24 gấp 6 lần 4. Sau đó, lại kẻ tiếp lên đến 3, trong khi kẻ thực hiện luôn phép tính 6 x 3 = 18. Như vậy, kết quả của phép tính ¾ x 24 = 18. Phương pháp này giúp bé xác định thứ tự tính nhẩm một cách chính xác và nhanh nhất.

Dạy trẻ tính nhẩm nhanh phân số

Phương Pháp học Toán dạy trẻ tính nhẩm nhanh

Ví dụ minh họa tính nhẩm phân số

Trên đây là những phương pháp tính nhẩm nhanh và những quy tắc thú vị để phụ huynh có thể giúp con rèn luyện kĩ năng tính nhẩm hiệu quả hơn. Tùy vào độ tuổi, khả năng cũng như tính cách và phong cách học của con, cha mẹ có thể lựa chọn cách dạy trẻ tính nhẩm nhanh sao cho phù hợp nhất.

Bài viết liên quan