Chi tiết bài viết

Dịch Tả lợn Châu Phi Nguyên Nhân và giải pháp phòng ngừa An Toàn Sinh học


Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF tại Việt Nam 

Ảnh hường nghiêm trọng  đời sống của người Chăn nuôi lợn, các đơn vị cung cấp vật tư khác như thức ăn cho heo, vật tư trang trại heo cũng  không tránh khỏi những hệ lụy về tài chính.

Trong bài viết này chúng tôi Giải đáp các nội dung liên quan Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF và phương pháp phòng ngừa Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF cũng như các bệnh có liên quan khác trong chăn nuôi lợn

  • Mức độ nguy hiểm của dịch tả lợn châu phi
  • Nguyên nhân dẫn đến dịch tả lợn châu phi
  • Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn châu phi
  • Dịch tả lợn châu phi đến ngày hôm nay
  • Cách phòng chống dịch tả châu phi
  • Đặc tính sinh học của virus dịch tả lợn
  • nNười bị nhiễm dịch tả lợn
  • Triệu chứng dịch tả lợn ở người

Bệnh do Virus gây ra. Xuất phát từ Châu Phi 

  • Bệnh không lây sang người nhưng người tiếp xúc với lợn bệnh có thể mang mầ bệnh qua cho những con heo khỏe
  • Lợn bệnh qua đường mũi, miệng, Hô hấp khi tiếp xúc với lợn bệnh hoặc gián tiếp qua các phương tiên vật mang bệnh như xe cộ, thiết bị thức ăn, giáy dép, ve thân mềm muỗi đốt chích
  • Tốc độ lây truyền dịch tả lợn châu Phi chậm nhưng mức độ hao hụt kinh tế cao lên tới 100%
  • Triệu chứng của lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi thường có triệu chứng sốt cao sốt xuất huyết Bỏ ăn tiêu chảy Sẩy thai, lá lách thận sưng to tím,
  • Vi rus có thể tồn tại lâu bên ngoài như thịt máu
  • Visrus mẫn cảm với 1 số thuốc sát trùng và bị tiêu diệt ở nhiệt độ trên 60 độ C trong 30 phút hoặc môi truồng pH < 3.9 hoặc PH> 11.5

Dịch tả lợn châu Phi có thể ngăn chặn được

Tổ chức Y Tế thế giới công bố. Bệnh được kiểm soát và loại trừ tại nước cộng hòa Czech bằng nhiều biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt An Toàn Sin Học Biosecurity nhằm cô lập không cho virus phát tán.

  • Thời gian ủ bệnh của bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi thường khoảng 5-15 ngày với những dấu hiệu chết xảy ra từ 6-13 ngày tính từ ngày khởi đầu của bệnh, và tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao lên đến 100%. Những triệu chứng của bệnh gồm sốt cao, xuất huyết da và cơ quan nội tạng.
  • Những triệu chứng lâm sàng khác có thể bao gồm chán ăn, ủ rũ, đỏ ở da tai, bụng, các chân, dấu hiệu bệnh hô hấp (kiệt sức), ói, chảy máu mũi, trực tràng, và một số dấu hiệu tiêu chảy.
  • Xảy thai có thể xuất hiện trong thời kỳ đầu khi dịch bệnh nổ ra.
  • Những thể vi rút độc lực trung bình có thể sinh ra triệu chứng ít mãnh liệt hơn nhưng dầu sao đi nữa tỷ lệ chết vẫn cao từ 30-70%.
  • Những triệu chứng của bệnh mạn tính bao gồm giảm trọng lượng, sốt thất thường, dấu hiệu bệnh hô hấp, viêm da viêm khớp mãn tính.

Chẩn đoán bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF như thế nào?

  • Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi về triệu chứng lâm sàng thì khó phân biệt với bệnh dịch tả lợn cổ điển, nó phải được chẩn đoán phân biệt tại phòng thí nghiệm.
  • Phương pháp chẩn đoán có thể xác định trực tiếp vi rút bằng phát hiện kháng nguyên bởi kháng thể huỳnh quang, nuôi cấy tế bào, hoặc phát hiện bằng chuỗi phản ứng polymerase hóa (PCR).
  • Kiểm tra huyết thanh học như trực tiếp kháng thể huỳnh quang hoặc ELISA có thể xác định thông qua kháng thể ASF trong mẫu máu được lấy từ sau khi heo nhiễm bệnh từ 8-21 ngày.

Các con đường lây truyền Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF

Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF lây truyền như thế nào?

Sự lây truyền của Dịch Tả Lợn Châu Phi rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên con đường chính truyền bệnh được biết qua: việc con người đi lại từ những nơi có mối nguy tiềm tàng gây bệnh và con người vận chuyển thực phẩm nhiễm bệnh từ khu vực bị bệnh, đối với khoảng cách xa, và trực tiếp tiếp xúc giữa heo rừng mang bệnh hoặc heo nuôi mang bệnh với khoảng cách gần.

Những yếu tố lây bệnh khác như những con bọ trong vùng cận nhiệt đới, nguồn nước nhiễm bẩn, thực phẩm và xe vận chuyển thức ăn bị nhiễm bẩn, và những đường lây truyền tương tự như các loại vi rút khác. 

2 con đường truyền bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF

Trực tiếp

Tiếp xúc với heo rừng nhiễm bệnh​ Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF

Gián tiếp

  • Lây bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF qua nguồn không khí 
  • Cỏ tươi và những hạt giống cũng có thể là mối nguy bị nhiễm từ bãi thải của những heo rừng bị nhiễm bệnh 
  • Sản phẩm thịt heo: như chúng ta biết, Dịch Tả Lợn Châu  có thể đề kháng lại trong quá trình chế biến sản phẩm tươi, đông lạnh, thịt muối, thịt xông khói và sản phẩm xúc xích có thể bị nhiễm đối với heo nuôi hoặc heo hoang dã trong thời gian dài.
  • Những tế bào bị nhiễm bệnhDịch Tả Lợn Châu Phi ASF như máu, tinh trùng, huyết thanh và chất thải thức ăn, những cơ sở sản xuất bị nhiễm, xe cộ, dụng cụ hoặc quần áo.
  • Côn trùng trực tiếp truyền bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF (những con bọ rừng vùng cận nhiệt đới hoặc ruồi cắn, chuột, gián)
  • Nguồn nước sinh hoạt của heo , nước tắm heo vệ sinh chuồng trại, nước uống của heo, nước trong thức ăn
  • Chất thải của heo chưa qua xử lý.

Thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn có thể lây truyền bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi  ASF không?

Virus Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF đề kháng rất cao và có thể tồn tại từ 6 tháng, tới hàng năm trong nguyên liệu, ví dụ như sản phẩm thịt heo bị nhiễm bệnh không được nấu chín, và nó tồn tại lâu hơn nếu sản phẩm đông lạnh. Nó cũng được tìm thấy còn khả năng gây nhiễm bệnh trong vòng ít nhất nhất 30 ngày ở chuồng heo bỏ không do dịch bệnh.

  • Những thực phẩm chế biến hoặc nguyên liệu không qua chế biến, nấu chín từ thịt heo và ngũ cốc thu hoạch từ vùng có nhiễm bệnh từ lợn hoang sẽ hiện diện nguy cơ gây bệnh.
  • Vi rút Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF đề kháng trung bình trong môi trường nhiệt và môi trường a xít.
  • Những thức ăn thô không xử lý nhiệt như bắp, lõi ngô, cỏ khô, rơm hoặc ngũ cốc phơi từ khu vực rủi ro không nên được sử dụng. Một nghiên cứu gần đây (Dee et al., 2018) khuyến cáo rằng vi rút ASF có thể tồn tại 30 ngày vận chuyển trong nguyên liệu thức ăn sấy khô như bã đậu tương hoặc trong một số chất phụ gia thức ăn.

Những nghiên cứu này chưa được kiểm chứng lại bởi đội ngũ nghiên cứu và tính đại diện của mô hình được sử dụng để nghiên cứu còn đang thuộc diện tranh cãi.

Việc tập trung ngăn ngừa lây nhiễm nên bắt đầu từ những điểm mấu chốt trong chuỗi sản xuất, từ những tế bào heo bị nhiễm bệnh hoặc nguyên liệu bị nhiễm.

Khả năng thức ăn chăn nuôi gây lây nhiễm dịch bệnh là rất thấp vì trong quá trình sản xuất, nguyên liệu phải trải qua rất nhiều khâu kiểm định chất lượng và việc gia tăng quá trình gia nhiệt khi ép viên sẽ khiến virus ASF bị tiêu diệt ở nhiệt độ cao. Tuy nhiên khả năng xảy ra việc lây nhiễm có thể đến từ việc vận chuyển và bảo quản nguồn thức ăn không đúng cách tại chuồng trại.

 Những mối nguy gì liên quan trong việc vận chuyển?

Khi vi rút  Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF  đề kháng cao thì nguy cơ lớn trong việc nhiễm bệnh lây truyền trực tiếp từ phương tiện vận chuyển đến từ những vùng nhiễm ASF. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo rằng trước khi đi vào khu vực không bị nhiễm thì phương tiện cần phải được lau rửa sát trùng ở biên giới phía ngoài.

Phòng ngừa Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF

Tại Các trang trại nuôi lợn, nuôi heo hộ gia đình phải làm thế nào để vô hiệu hóa vi rút? Tránh trường hợp lợn dễ mắc các bệnh phổ biến khác 

  • Nhiệt độ: nhiệt độ có thể vô hiệu hóa vi rút là trên 60 độ C trong 30 phút
  • Độ pH: PH< 3,9 hoặc >11,5 có thể vô hiệu hóa vi rút không có huyết thanh. Huyết thanh tăng độ đề kháng của vi rút, ví dụ ở mức pH 13,5 vi rút có thể chống chọi trong 21 giờ không có huyết thanh và tới 7 ngày có huyết thanh.
  • Hóa chất / thuốc sát trùng: vi rút mẫn cảm đối với ê te, clor. Vi rút bị vô hiệu hóa bởi Natri hydroxid (xut) 8/1000, hypochlorite 2.3% clorin (30 phút) và formalin 3/1000 (30’), ortophenyphenol 3% (30’), hỗn hợp i ốt. Virkon S được khuyến cáo như thuốc sát trùng thương mại ngăn vi rút ASF.

Đánh giá việc ngăn ngừa bệnh này cần thực hiện theo quy trình ngăn ngừa, kiểm soát dịch bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF

  • Giám sát chính xác tình hình dịch tễ. Hướng dẫn một cách hệ thống về điều tra dịch tễ trong trường hợp có dịch xảy ra với nguồn gốc truy xuất từ trên xuống và có thể từ dưới lên của việc lây nhiễm.
  • Áp dụng những biện pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt để kiểm tra sự thích ứng đối với những nhóm mục tiêu đặc biệt (như nhà máy thức ăn, trại heo, người săn bắn, tài xế xe tải, v.v.)
  • Kiểm soát nghiêm ngặt hệ thống cung cấp và tập trung vào kiểm tra ngăn ngừa để tránh nhiễm từ nguyên liệu nhiễm và khâu xử lý nhiệt.
  • Tránh để đàn heo nuôi tiếp xúc trực tiếp với heo rừng, với bọ và các động vật hoang dã khác: nên có hàng rào trong khu trại, nhà máy, cơ sở và phải kiểm soát thú nuôi.
  • Ngừng vận chuyển và kiểm soát tinh, phôi để tránh việc phát tán, lây truyền bệnh.
  • Xây dựng khu kiểm soát xung quanh cơ sở nhiễm bệnh và giám sát việc vận chuyển heo trong khu vực. Xử lý loại bỏ heo bệnh trong trại.
  • Chú ý cần tránh những heo từ việc săn bắn hoặc heo rừng vì chúng có nguy cơ gây nhiễm bệnh cao hơn.
    Thịt heo và xác gia súc phải được hủy bằng cách đốt, chôn và cơ sở nhiễm bệnh phải xử lý sát trùng toàn diện, đầy đủ các loại thuốc sát trùng.

Những biện pháp an toàn sinh học phòng ngừa Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF tại trại nuôi heo, nuôi lợn 

  • Các biện pháp an toàn sinh học khuyến cáo người chăn nuôi thực hành đúng 
  • Tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp giữa heo và heo rừng, heo hoang dã từ những cơ sở khác nhau
  • Kiểm soát việc sắp xếp vận chuyển heo và gia súc mới đến vào trại
  • Chim/gà hoang dã, côn trùng và súc vật khác nên nuôi nhốt tránh xa những trang trại, tránh xa nguồn nước và nơi ăn của heo nuôi
  • Chỉ sử dụng trang phục lao động và ủng dành riêng cho công việc tại trại
  • Thay đồ và giày dép khi ra vào trại
  • Không cho mượn, dùng chung dụng cụ dùng tại trại giữa các trại hoặc khu vực làng xóm với nhau. Nếu cần thiết thì phải thực hiện kỹ việc vệ sinh và khử trùng dụng cụ
  • Xây dựng riêng khu vực sạch, khu nhiễm bẩn cho nhân viên trại
  • Tránh tiếp xúc với những con heo khác và tham gia các hoạt động săn bắn trong vòng 48 giờ trước khi tiếp xúc với heo trại
  • Những người và phương tiện không phận sự không được vào cơ sở chăn nuôi heo
  • Mọi phương tiện vào trại cần được làm sát trùng ưu tiên và không được thăm trại khác trước đó​
  • Công tác sát trùng cần được thực hiện ở khu vực cổng và tại chuồng, sử dụng các loại thuốc sát trùng được EPA phê duyệt.
  • Tại những khu vực có vấn đề, tránh sử dụng nông sản, cỏ rơm thu hoạch trong vùng trừ khi chúng được xử lý vô hoạt hóa vi rút ASF.
  • Đảm bảo rằng điều kiện lưu trữ (không để tiếp xúc với heo rừng), trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu có nghi ngờ về các nguyên liệu thô này, liên hệ Ban Chỉ đạo về Sức khỏe và An toàn Thực phẩm của Liên minh Châu Âu.
  • Tránh tiếp xúc (trực tiếp hoặc gián tiếp) với phụ phẩm gia súc hoặc sản phẩm phế thải
  • Dự trữ, nuôi trong nhà, hàng rào chuồng ổn định và cơ sở nơi dự trữ thức ăn
  • Không được chuyển heo từ chợ bán gia súc về lại trại. Tuy nhiên, nếu cần đưa về trại thì heo cần phải được cách ly 14 ngày trước khi nhập đàn

Sản phẩm phòng ngừa Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF 

Dịch tả lợn Châu Phi ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bà con chăn nuôi lợn, các trang trại nuôi lợn lớn nhỏ trên toàn quốc.

Kéo theo dịch tả lợn Châu Phi  hiện nay là giá heo trên thị trường hôm nay hôm sau biến động liên tục.

Nguy cơ vỡ trận cung cầu thịt heo dịp Tết Nguyên đán sắp tới là rất cao. Thị trường Chăn nuôi lớn và bà con Hội Chăn nuôi lợn đang khẩn cấp cần vacxin Tà lợn Châu Phi để hạn chế tối đa những rủi ro trong quá trình chăn nuôi lợn.

Làm thế nào để có thể có được sự an toàn nhất tránh những thiệt hại trước mắt và lâu dài là câu hỏi dành cho nhà chăn nuôi trên toàn quốc. 

Tư Vấn phòng ngừa Dịch Tả Lợn Châu Phi ASF cho các trang trại heo trên toàn quốc liên hệ Chuyên gia Thái Chung  093 869 1586 

Bài viết liên quan